spot_img
spot_img

Vụ 5 du học sinh Việt mất tích tại Úc: Các em có được bảo vệ không?

Sau vụ 5 du học sinh Việt mất tích bí ẩn trong hơn 1 tháng qua, dư luận đặt câu hỏi: chính phủ và trường Úc đang thực hiện những biện pháp gì để bảo vệ sinh viên quốc tế?

Vụ 5 du học sinh Việt mất tích tại Úc: Các em có được bảo vệ không?- Ảnh 1.

Chân dung Sunnie Nguyễn, một trong những du học sinh Việt đang mất tích bí ẩn tại Úc

Sunnie Nguyễn (17 tuổi, tên thật Nguyễn Hoàn Ngọc Anh) là du học sinh Việt thứ 5 ở Trường trung học Hamilton (TP.Adelaide) mất tích bí ẩn tại Úc thời gian gần đây. Giới chức nước này hôm 11.1 tuyên bố đã tìm thấy một người, song còn 4 trường hợp chưa có tin mới, trong đó có em mất tích đã hơn 4 tuần. Cảnh sát nhận định, 5 vụ mất tích không liên quan đến nhau và có thể các em đã đi qua tiểu bang khác.

Trước sự việc này, nhiều người đặt vấn đề Úc đang có những chính sách, quy định và dịch vụ nào nhằm hỗ trợ, bảo vệ sinh viên quốc tế?

Những động thái mới

Ở cấp chính phủ, Úc hiện áp dụng bộ luật Dịch vụ giáo dục dành cho sinh viên quốc tế (ESOS Framework), gồm đạo luật ESOS 2000, quy chuẩn thực hành quốc gia đối với sinh viên quốc tế dành cho cơ quan quản lý đăng ký và nhà cung cấp dịch vụ GD-ĐT 2018 (National Code), dịch vụ bảo vệ học phí (TPS) cùng nhiều chính sách khác liên quan đến lĩnh vực giáo dục quốc tế.

Bộ luật ESOS yêu cầu các cơ sở giáo dục được cấp phép trên toàn nước Úc phải đáp ứng tiêu chuẩn nhất quán về cung cấp giáo dục, cơ sở vật chất và dịch vụ, đồng thời bảo vệ quyền lợi học phí cho sinh viên quốc tế nếu bị từ chối thị thực hoặc các trường hợp liên quan. Song, để được Bộ luật ESOS bảo vệ, sinh viên quốc tế phải đến Úc bằng thị thực du học chứ không phải các loại thị thực khác.

Đến tháng 12.2023, trước nhiều vấn đề như khủng hoảng nhà ở, lợi dụng thị thực du học để trốn đi làm, nạn bóc lột người lao động trong đó có du học sinh, chính phủ Úc chính thức công bố chiến lược nhập cư mới, vạch ra 8 hành động chủ chốt trong đó có ưu tiên giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực giáo dục quốc tế. Động thái này nhằm đảm bảo tính trung thực của cả hệ thống và bảo vệ du học sinh tốt hơn.

Vụ 5 du học sinh Việt mất tích tại Úc: Các em có được bảo vệ không?- Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Úc Clare O’Neil công bố chiến lược nhập cư mới hồi tháng 12.2023

Một trong những quyết định mới là tăng yêu cầu về tiếng Anh để các bạn đủ khả năng theo học. Cụ thể, từ năm 2024, du học sinh phải đạt IELTS 6.0 (hoặc chứng chỉ khác tương đương) thay vì 5.5 như trước nếu muốn nộp đơn xin thị thực, và IELTS 6.5 thay vì 6.0 với thị thực làm việc sau khi tốt nghiệp. Với các ứng viên du học Úc chương trình tiếng Anh ELICOS hay khóa dự bị ĐH, con số này lần lượt là IELTS 5.0 và 5.5.

Ngoài ra, Úc còn đưa ra nhiều cam kết khác để bảo vệ quyền lợi của du học sinh, như củng cố và đơn giản hóa thị thực làm việc sau khi tốt nghiệp; hạn chế việc “nhảy” thị thực; tăng cường yêu cầu đối với các nhà cung cấp giáo dục quốc tế… Quốc gia này cũng tăng yêu cầu chứng minh tài chính, đồng thời rút ngắn thời hạn làm việc sau khi tốt nghiệp với hệ thạc sĩ ứng dụng (từ 3 xuống 2 năm) và tiến sĩ (từ 4 xuống 3 năm).

Sau khi đến Úc, một trong những lựa chọn phổ biến của du học sinh dưới 18 tuổi là sống ở nhà người bản xứ (host), như trường hợp của nữ sinh Sunnie Nguyễn. Và để được nhận sinh viên quốc tế vào ở, host phải đăng ký và trải qua quy trình kiểm duyệt nghiêm ngặt từ phía nhà trường, chính phủ hoặc công ty trung gian, theo ông Vũ Thái An, Giám đốc Công ty du học GLINT (TP.HCM).

“Loại đầu tiên gọi là host family vì du học sinh khi đến nhà sẽ được xem như một thành viên trong gia đình, được nấu ăn, chăm sóc và đối xử thân tình. Loại host thứ hai gọi là homestay, hình thức tương tự thuê trọ tại Việt Nam, tức du học sinh trả tiền định kỳ cho chủ nhà, song các bạn cũng có thể được bao ăn, giặt giũ quần áo”, ông An thông tin.

Xem thêm tin tức : https://kqxshn.com/

Tin hot

spot_img
spot_img

Related Articles